Tây Du Ký là bộ phim nổi tiếng mọi thời đại và có tầm ảnh hưởng vượt ra khỏi biên giới Trung Hoa. Công chúng đã quá quen thuộc với hình ảnh 4 thầy trò Đường Tăng vượt 81 kiếp nạn để đăng sen hoá Phật. Chỉ riêng tại Trung Quốc, dù đã lên sóng hơn 2.000 lần, đạt rating kỷ lục lên tới 89,4% nhưng Tây Du Ký phiên bản 1986 vẫn là bộ phim được yêu thích.

Vì sao khi còn sống, đạo diễn Dương Khiết cứ thấy phim Tây Du Ký là tắt tivi? - Ảnh 1.

Những hình ảnh hậu trường hiếm hoi của đoàn làm phim Tây Du Ký.

Thế nhưng, cố đạo diễn Dương Khiết – người được coi là “linh hồn” của bộ phim huyền thoại này lại coi Tây Du Ký là “nỗi đau, là nuối tiếc lớn nhất trong đời”. Đạo diễn Dương Khiết nói: “Tôi không thấy vẻ vang về Tây Du Ký. 10 năm sau khi phát sóng lần đầu, tôi không xem nó. Bật tivi lên thấy Tây Du Ký là tôi tắt”.

Vậy tại sao từng yêu thương, dồn hết tâm sức cho Tây Du Ký, đạo diễn Dương Khiết lại cảm thấy đau đớn và nuối tiếc đến thế?

Tây Du Ký bắt đầu được đưa ra trình bày để xây dựng thành phim từ năm 1981, khi Dương Khiết được lãnh đạo cấp cao Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc hỏi rằng: “Dương Khiết, nếu để cô quay Tây Du Ký, cô có dám nhận không?”.

Khẳng khái quyết tâm, đạo diễn Dương Khiết đã dõng dạc tuyên bố, bà có thể làm tốt hơn gấp trăm lần và thành quả ấy đã được ghi nhận. Là người đứng đầu và chịu trách nhiệm cao nhất cho toàn bộ quá trình làm phim, đạo diễn Dương Khiết phải chịu áp lực vô cùng lớn.

Vì sao khi còn sống, đạo diễn Dương Khiết cứ thấy phim Tây Du Ký là tắt tivi? - Ảnh 2.
Đạo diễn Dương Khiết đã nhiều lần mâu thuẫn với chủ nhiệm sản xuất bởi bà muốn đầu tư đến nơi đến chốn trong khi đó chủ nhiệm sản xuất lại chủ trương tiết kiệm triệt để. Cụ thể, trong một cảnh cháy chùa, đạo diễn Dương muốn đốt cháy cả mô hình chùa lớn còn chủ nhiệm chỉ muốn đốt mô hình bằng giấy.

Trong công việc, bà là người trực tiếp xử lý hàng loạt công việc từ lớn đến nhỏ như: Tìm diễn viên, chọn nhạc phim, xin kinh phí, dàn xếp các mối quan hệ bất đồng. Đạo diễn Dương Khiết khi đó được cho là đã quá nghiêm khắc với các nhân viên và cả các diễn viên trong đoàn phim đến mức bà bị cô lập.

Tuy nhiên, cũng nhiều người cảm thông với bà bởi số lượng người trong đoàn phim quá lớn, nếu không nghiêm khắc, sẽ chẳng thể nào quản lý nổi từng đó con người. Không chỉ bị nghi ngờ về khả năng thành công của phim, đoàn làm phim Tây Du Ký và bản thân đạo diễn Dương Khiết còn từng bị nghi ngờ lợi dụng việc quay phim để đi ngao du khắp nơi ăn tiền quảng cáo.

Vì sao khi còn sống, đạo diễn Dương Khiết cứ thấy phim Tây Du Ký là tắt tivi? - Ảnh 3.

 

 

Nhà quay phim Vương Sùng Thu đồng thời cũng là chồng của Dương Khiết thanh minh cho vợ: “Để quay Tây Du Ký, đoàn đã đi khắp mọi miền non nước của tổ quốc. Du lịch lúc đó đâu có như bây giờ, có nơi còn không có nhà nghỉ. Lúc đến núi Thanh Thành, chúng tôi ở một nơi xứng đáng gọi là khu ổ chuột. Chuột ở đó nhiều lắm, mỗi ngày mọi người đều phải nghe tiếng chuột rục rịch. Ở ngoài người ta nói gì chẳng được. Họ không thể hiểu chúng tôi đã lao tâm khổ tứ hi sinh vì Tây Du Ký nhiều đến mức nào”.

Với đạo diễn Dương Khiết, điều bà canh cánh trong lòng đó chính là kỹ xảo hồi ấy quá thô sơ, có những cảnh quay nguy hiểm đến tính mạng của diễn viên. Lục Tiểu Linh Đồng đã từng bất tỉnh khi rơi tự do từ độ cao gần 3m xuống mặt đất khiến cả đoàn phim sợ hãi.

Vì sao khi còn sống, đạo diễn Dương Khiết cứ thấy phim Tây Du Ký là tắt tivi? - Ảnh 4.

Vì sao khi còn sống, đạo diễn Dương Khiết cứ thấy phim Tây Du Ký là tắt tivi? - Ảnh 5.

Vì sao khi còn sống, đạo diễn Dương Khiết cứ thấy phim Tây Du Ký là tắt tivi? - Ảnh 6.

Vì sao khi còn sống, đạo diễn Dương Khiết cứ thấy phim Tây Du Ký là tắt tivi? - Ảnh 7.
6 năm trời với 25 tập phim Tây Du Ký 1986, với kinh phí không thể “cao” hơn, đạo diễn Dương Khiết cùng đoàn phim không chỉ ghi hình tại Trung Quốc, nữ đạo diễn Dương Khiết còn kéo quân sang Thái Lan thực hiện ngoại cảnh Thiên Trúc.

Và con số tổng kinh phí của cả đoàn phim lên tới chưa tới 6 triệu NDT (xấp xỉ 23 tỷ VNĐ), so với những bộ phim truyền hình cùng thể loại hiện nay, đó là một con số rất nhỏ.

Hầu như, trong đoàn từ vai chính đến vai phụ chỉ nhận được mức thù lao khoảng vài chục NDT/ tập, đây là con số quá chênh lệch so với các nghệ sĩ trẻ hiện nay. Theo tiết lộ của Đường Kế Toàn – nhiếp ảnh phim trường kiêm phụ quay, cả đoàn phim khi ấy chỉ có 1 chiếc máy quay duy nhất, tất cả mọi chuyện đều phải tiết kiệm tối đa để dành tiền cho giai đoạn hậu kỳ, làm kỹ xảo. Hầu như các diễn viên trong đoàn như Lục Tiểu Linh Đồng, Trì Trọng Thụy, Diêm Hoài Lễ,… đều phải đảm nhận thêm nhân vật phụ.

Riêng chuyện cát-xê nhạy cảm, người “có giá” nhất là Lục Tiểu Linh Đồng chia sẻ: “Mỗi tập đóng phim, cát sê chỉ có 70 – 80 NDT (khoảng 240.000 – 270.000 đồng thời điểm hiện nay) thôi. Lúc khởi đầu là 50 tệ/tập (171.000 đồng, sau dần dần mới tăng lên 80 NDT/tập. Mà cũng chỉ có tôi và Mã Đức Hoa vai Trư Bát Giới mới được cao hơn những người khác”.

Tổng cộng Lục Tiểu Linh Đồng vào vai Tôn Ngộ Không cho bộ phim Tây Du Ký ròng rã hơn 6 năm với 25 tập phim nhưng chỉ nhận được 2.000 NDT (khoảng hơn 6 triệu đồng).

Tuy nhiên, dù là nỗi đau, là niềm tiếc nuối lớn nhất trong đời nhưng Tây Du Ký vẫn là tâm huyết suốt cuộc đời đạo diễn Dương Khiết, bà tâm sự: “Những thứ trôi đi rồi sẽ trở thành kỷ niệm thân thương. Chúng ta hãy giữ những tháng ngày ấy trong tâm hồn, coi đó là những kỷ niệm thân thương nhất. Bởi đó là mối duyên trong cuộc đời”.