Đến thời điểm hiện tại, câu chuyện vẫn đang thu hút nhiều sự chú ý của cư dân mạng.

Mới đây, MXH đang xôn xao câu chuyện phụ huynh có con 2 tuổi học tại một trường mầm non tư thục không đồng ý đóng 400k đồng tiền quỹ lớp do hội phụ huynh tự đề xuất, nên bị các phụ huynh khác yêu cầu phải chuyển lớp, chuyển trường cho con.

Cụ thể, M.M – người đăng bài viết và cũng là vị phụ huynh trong câu chuyện cho biết vụ việc bắt đầu từ việc chị thấy trong nhóm lớp của con có thông báo thu 400 nghìn đồng tiền quỹ lớp. Một số khoản quỹ trong “Kế hoạch thu chi quỹ phụ huynh” có thể kể đến như: Quỹ thăm hỏi hiếu hỉ tang với giáo viên trường; Quỹ cho hoạt động ngoại khóa; Quỹ dự phòng tăng học sinh (3 em); Sinh nhật cho các bạn học sinh trong lớp…
Phụ huynh M.M từ chối nộp tiền quỹ lớp cho con và lập tức bị nhiều phụ huynh khác “ý kiến”
Theo chị M.M, đây chỉ là khoản thu ngoài do phụ huynh tự đứng lên đề xuất, còn tất cả các khoản thu quỹ theo quy định của nhà trường, phụ huynh M.M đã đóng cho con đầy đủ từ trước.

Phụ huynh M.M tâm sự, vì “đang thất nghiệp” nên tiền học của con hoàn toàn là do ông bà và chồng phụ tr.ách. Đầu năm, ông bà đã đóng cho cháu gần 8,6 triệu đồng tiền học. Trong đó, đã có tiền đóng các quỹ thu đầu kỳ với kỳ hạn 1 năm là 2,7 triệu/bạn.

Chị M.M từ chối đóng 400k tiền quỹ này vì cho rằng nó “chưa hợp lý”, các khoản chi dự kiến được liệt kê cũng không phù hợp. Tuy nhiên, quyết định của chị M.M nhanh chóng vấp phải sự phản đối của nhiều phụ huynh khác. Trong đó nặng nề nhất có người nói rằng nếu phụ huynh M.M không đồng ý đóng quỹ thì có thể cho con chuyển trường. Và nếu không thực hiện việc đóng quỹ, thì con vị phụ huynh này “có thể chuyển lớp”, hoặc không chuyển lớp thì nếu lớp tổ chức sinh nhật cho bé nào thì bé không đóng quỹ “ra ngồi một góc”.

“Đúng là 400 nghìn nó không là gì cả. Nhưng ngay lúc đầu tôi bảo không đóng là không đóng (lúc đầu đề nghị mỗi bạn 200 nghìn đồng)”, vị này nói thêm.


Chị M.M cho rằng tiền quỹ đề xuất đang “chưa hợp lý” song lại bị d.ọa sẽ cho con chị “r.a rì.a”
Được biết, ngày 12/10, chị M.M đã lên gặp hiệu trưởng để trình bày về vấn đề này và được cô hiệu trưởng trả lời nguyên văn như sau: “Quỹ phụ huynh lập ra để dành cho các con và nhà trường chỉ đồng ý chi quỹ phục vụ các con”.

“Sẽ không có chuyện chỉ vì tôi không nộp quỹ mà con tôi sẽ phải chuyển lớp hay chuyển trường. Và cô hiệu trưởng cũng nói quỹ này không hợp lý”, vị phụ huynh này khẳng định.

Chị cho biết trường mầm non nơi con chị theo học và các thầy cô tại trường đều rất tốt. Điều duy nhất khiến chị bất bình là hội phụ huynh của lớp con chị theo học cùng quỹ do hội lập ra mà thôi.
Tin nhắn tr.anh c.ãi trong nhóm lớp

Cộng đồng mạng tra.nh c.ãi

Đến thời điểm hiện tại, câu chuyện vẫn đang thu hút nhiều sự chú ý của nhiều người. Đồng thời, cư dân mạng cũng chia ra làm nhiều phe tr.anh c.ãi kịc.h li.ệt. Bên đồng tình với phụ huynh M.M cho rằng hội phụ huynh đang đề xuất những khoản vô lý, ngoài quy định của nhà trường. Chưa hết, thái độ th.ách th.ức của một vài phụ huynh khi sử dụng những ngôn từ nặng nề hướng đến mẹ con chị M.M là không chấp nhận được.

– Ủa lớp 2 tuổi đã có quỹ lớp rồi à.

– Quỹ này không trong quy định của nhà trường, phụ huynh tự đứng lên kêu gọi thu quỹ là sai quy định rồi.

– Tại sao vị được coi là trưởng ban phụ huynh lại b.ắt người khác đóng tiền, chẳng có quyền hạn gì cả, rất vô lý nhé.

– Mình thấy rất nhiều khoản bất hợp lý trong cái đề xuất thu quỹ lớp kia của trưởng ban phụ huynh.

– Mầm non thì có gì mà đóng quỹ. Mình thấy thu bất hợp lý thật sự. Con mình đi học ngoài tiền đóng hoạt động trung thu, quốc tế thiếu nhi 1/6, tiền học thì đóng đủ, còn bất hợp lý quá là mình không đóng.

– Mắc gì bắt con người ta chuyển lớp chuyển trường vậy?

Ngược lại, cũng có một vài ý kiến cho rằng phụ huynh trong câu chuyện đang làm quá mọi chuyện, như vậy sẽ vô tình làm ảnh hưởng đến rất nhiều người khác. Đã là tập thể thì phải tuân theo những quy định của số đông, ngoài ra, nếu thực sự chưa đồng tình với con số hội phụ huynh đưa ra thì có thể trao đổi lại một cách thân tình hơn, tất cả hướng đến mục tiêu cuối cùng là cung cấp cho con em mình môi trường học tập tốt hơn.

– Phụ huynh kia có ý kiến không đồng tình cũng nên nhẹ nhàng giải quyết, không nên có những ngôn từ thiếu cảm xúc trong nhóm lớp như vậy.

– Không theo được thì cho con theo học trường khác “bình dân” hơn.

– 400k không ít nhưng cũng không phải quá nhiều. Chị phụ huynh trong câu chuyện có thể trao đổi thêm với các phụ huynh để giảm con số xuống, hoặc tìm các phương án khác. Suy cho cùng, số tiền quỹ cuối cùng cũng dùng cho các con thôi mà.

– Mình nghĩ không nên đăng đàn như vậy, ảnh hưởng đến rất nhiều người.

– Tập thể mà, số đông đồng ý thì phải theo thôi.

Lạm thu quỹ lớp: phụ huynh yêu cầu giải tán Ban đại diện cha mẹ học sinh, nhà trường phản đối

Nổi bật là sự việc xảy ra tại một lớp học ở Trường tiểu học Hồng Hà, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, thu quỹ phụ huynh hơn 300 triệu đồng, sau đó chi hơn 250 triệu đồng chỉ trong vòng một tháng.

Thực tế, Ban đại diện cha mẹ học sinh do giáo viên chỉ định và nhiều trường hợp trở thành nơi kêu gọi đóng góp quỹ, gây quan điểm trái chiều.

Ban đại diện cha mẹ học sinh được quy định nhiệm vụ cụ thể trong điều lệ nhưng đáng tiếc hiện nay chủ yếu tập trung vào việc thảo luận các khoản thu chi trong nhà trường, vận động thu và huy động thu

ẢNH MINH HỌA

Anh Võ Quốc Bình, ngụ Q.1,TP.HCM là phụ huynh có hai con nhỏ đang theo học tại các trường công lập. Nhiều năm trước, anh đã gửi đơn lên Văn phòng Chính phủ kiến nghị giải tán Ban đại diện cha mẹ học sinh. Anh cũng trực tiếp nhắn tin nêu đề xuất này đến hàng loạt lãnh đạo, các nhà quản lý giáo dục.

Anh Bình cũng cho biết, trong nhiều năm qua anh chưa từng đóng góp một khoản tiền nào khi Ban đại diện cha mẹ học sinh kêu gọi vào đầu năm học.

Một số phụ huynh khác lại cho rằng việc duy trì hoạt động Ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường là cần thiết nhưng ban này cần phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của ban.

Với vai trò là một người quản lý, thầy Huỳnh Thanh Phú – Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, không đồng tình với ý kiến giải tán Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Tuy nhiên, ông cho rằng để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động tốt, đúng chức năng thì trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường là rất lớn.